Triết lý Tống_Nho

Lý học là triết lý xã hội và đạo đức dùng các ý tưởng siêu hình có khi mượn từ Đạo giáo làm khung, có tính nhân bản và duy lý, và cho rằng trời đất con người có thể hiểu được qua lý lẽ, và con người chịu trách nhiệm tạo ra quan hệ hài hòa giữa trời đất và cá nhân.[6]

Tính duy lý của Lý học trái ngược với sự thần bí của Thiền tông đã phổ biến trước đây. Khác với Phật tử, nhà Lý học tin rằng hiện thật tồn tại và có thể được con người hiểu, mặc dù cách hiểu khác nhau một tí tùy thuộc vào trường phái Lý học.[6]

Nhưng tính duy lý của Lý học hoàn toàn trái ngược sự thần bí của Phật giáo. Trong khi Phật giáo nhấn mạnh tính không thật của mọi vật, thì Lý học chú trọng tính chân thật của mọi vật. Phật giáo và Đạo giáo khẳng định rằng tồn tại phát sinh từ, và quay trở về, không tồn tại; Lý học coi hiện thật là sự hình thành dần dần của Thái cực ... Phật tử, và Đạo gia đến mức độ nhất định, đều dựa vào thiền định và sự sáng suốt để đạt được lý trí tối cao; nhà Lý học chọn theo Lý.[7]

Sự quan trọng của cái lý là lý do thuyết tên tiếng Hoa là Lý học, nghĩa đen là "nghiên cứu lí lẽ."